Palmitic Acid
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Palmitic Acid là gì?
Palmitic Acid (Hexadecanoic Acid) được tìm thấy phổ biến nhất trong động vật, thực vật và vi sinh vật. Đây là một loại axit béo bão hòa được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1840 bởi nhà khoa học Edmond Frémy.
Trong các loại thịt, bơ, phomat và các chế phẩm từ sữa khác cũng có mặt Palmitic Acid. Bên cạnh đó, loại axit béo này còn có ở hầu khắp mọi nơi trên cơ thể con người.

Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) đánh giá Palmitic Acid an toàn để sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm. Acid Palmitic trong mỹ phẩm dù nồng độ có lên đến 13% cũng không gây ra kích ứng, nó an toàn thậm chí với làn da nhạy cảm.
Điều chế sản xuất Palmitic Acid
Thành phần chiếm nhiều nhất trong dầu từ quả của cây dầu cọ chính là Palmitic Acid. Năm 1840, Edmond Frémy lần đầu thực hiện tách Palmitic Acid từ dầu cọ bằng cách xà phòng hóa.
Trong cơ thể, Palmitic Acid được tạo ra từ lượng Carbohydrate dư thừa và chiếm 21 – 30% trong các mô mỡ của cơ thể, cũng như được tìm thấy nhiều trong sữa mẹ.

Trên lớp sừng của da (lớp trên cùng của da, bao gồm cả lớp da chết) có rất nhiều Palmitic Acid. Lớp lipid có tác dụng liên kết các thành phần này.
Cơ chế hoạt động của Palmitic Acid
Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, nhà sản xuất bổ sung Palmitic Acid vào công thức với vai trò của một chất hoạt động bề mặt, chất làm mờ, chất nhũ hóa cũng như là một chất làm mềm da.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Geraniol được biết đến là loại rượu terpene có nguồn gốc tự nhiên. Terpene là nhóm các loại hợp chất hữu cơ từ thực vật, thường có mặt trong các loại tinh dầu của một số loại cây có hương thơm.
Geraniol có mùi thơm rất mạnh, trong tự nhiên mùi này được tỏa ra mục đích bảo vệ thực vật khỏi những động vật ăn cỏ và thu hút lại các động vật ăn thịt cùng với ký sinh trùng từ động vật ăn cỏ.

Trong ngành mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da, các nhà sản xuất thường bổ sung thành phần geraniol vào công thức sản phẩm để tạo mùi thơm. Trong các loại tinh dầu hoa hồng, dầu sả hoa hồng palmarosa, dầu sả java, chúng ta có thể tìm thấy geraniol là thành phần chính, chiếm tỷ lệ chủ yếu.
Ngoài ra, geraniol trong tinh dầu của cây phong lữ, chanh và các tinh dầu thực vật khác cũng góp một lượng nhỏ. Chưa kể, các tuyến hương bên trong mật ong cũng tạo ra để làm dấu cho các hoa mang mật hoa.
Được sản xuất chủ yếu ở dạng dầu không màu và vàng nhạt, geraniol không hòa tan trong nước tuy nhiên thành phần này lại hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
Choline là gì?
Choline là một hợp chất hữu cơ tan trong nước, có dạng hợp chất phosphatidycholine nên được tìm thấy trong những thực phẩm chứa chất béo. Choline không phải vitamin hay khoáng chất nhưng có liên quan đến các vitamin khác, cụ thể là folate và phức hợp vitamin B.
Trong cơ thể, choline là một vi chất thiết yếu cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể (hệ thống thần kinh, nội tiết, tiêu hóa và sinh sản,...), đặc biệt là chức năng não cũng như giữ cho sự trao đổi chất hoạt động bình thường.

Choline được sử dụng để tạo ra DNA, hỗ trợ tín hiệu thần kinh và giải độc. Nó cũng giúp dẫn truyền thần kinh và điều khiển cơ bắp. Giữ vai trò quan trọng như vậy nên việc thiếu hụt choline sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe toàn diện. Dấu hiệu để một người nhận biết cơ thể đang có sự thiếu hụt choline bao gồm:
-
Mệt mỏi, mức năng lượng thấp;
-
Mất trí nhớ;
-
Suy giảm nhận thức;
-
Năng suất học tập kém;
-
Đau cơ;
-
Tổn thương thần kinh;
-
Thay đổi tâm trạng.
Cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất choline nhưng là không đủ, thậm chí nhiều người đã bổ sung choline trong chế độ ăn bằng các nguồn thực phẩm giàu choline, tuy nhiên hàm lượng vẫn không đủ đáp ứng khuyến cáo hàng ngày. Điều này xuất phát từ việc một số choline không dễ dàng được hấp thụ. Do đó, ngoài thực phẩm, chúng ta có thể bổ sung choline qua các chế phẩm thực phẩm chức năng chứa choline.
Hiện vẫn chưa có con số chính xác cho biết nên dùng bao nhiêu choline mỗi ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia hầu hết đều đồng ý với số lượng dưới đây là đủ để tạo ra lợi ích tối ưu mà không gây hại:
-
Trẻ sơ sinh: 125–150mg;
-
Trẻ em tuổi từ 1-8: 150–250mg;
-
Thiếu niên tuổi từ 8-13: 250–375mg;
-
Nữ giới trên 14 tuổi: 425–550mg;
-
Nam giới trên 14 tuổi: 550mg;
-
Phụ nữ có thai: 450–550mg;
-
Phụ nữ đang cho con bú: 550mg.
Những loại thực phẩm sau đây cung cấp hàm lượng choline cao nhất, đồng thời còn có nhiều chất dinh dưỡng khác: Gan bò, cá hồi, đậu gà, đậu hạt, đậu xanh, đậu nành, trứng, thịt bò, gà tây, ức gà, súp lơ, sữa dê, cải Brussels…

Một số báo cáo cho thấy, choline trong thực phẩm khó được cơ thể hấp thu ngay cả khi ăn chế độ thực phẩm đa dạng. Một số người dù đã tích cực bổ sung choline qua thực phẩm nhưng cơ thể vẫn bị thiếu choline, nhất là với người bị tổn thương gan, uống nhiều rượu bia hay béo phì, đái tháo đường.
Lúc này, bạn có thể choline bằng thực phẩm chức năng sẽ giúp cơ thể bạn dễ dàng hấp thu choline hơn.
Argania Spinosa là gì?
Argania Spinosa (hay Argan Oil, dầu Argan) là loại dầu thực vật được chiết xuất từ nhân hạt của cây Argan (tên khoa học là Argania spinosa spinosa L). Argania Spinosa có đặc tính màu vàng trong, thoang thoảng mùi thơm nhẹ, giàu chất dinh dưỡng nên được ưa chuộng sử dụng trong ẩm thực, trị thương, giảm đau, dưỡng da và tóc.

Trong dầu Argan chứa vitamin E (loại tocopherols), chất chống oxy hóa và các axit béo thiết yếu cùng nhiều dưỡng chất khác. Cụ thể như sau:
-
Các phenol tự nhiên chính trong dầu Argan: Axit caffeic, oleuropein, axit vanillic, tyrosol, catechol, resorcinol, epicatechin và catechin.
-
Các axit béo thiết yếu gồm có: Axit Linolenic (<0,5%), axit Stearic (6,0%), axit Palmitic (12,0%), axit Linoleic (36,8%), axit Oleic (42,8%). Những axit béo có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất giúp chăm sóc, cải thiện, duy trì độ ẩm, giữ cho làn da đàn hồi và săn chắc.
-
Vitamin E: Hàm lượng vitamin E trong dầu Argan nhiều hơn trong dầu Olive gấp 2 lần. Loại vitamin này có tác dụng ngăn ngừa lão hóa da.
Điều chế sản xuất
Để chiết xuất được một lít dầu Argan, người ta sẽ cần đến 100 kg quả Argan. Đáng nói là cây Argan chỉ có ở Ma-rốc và chúng chỉ ra quả khi được 30-40 năm tuổi nên giá thành của Argania Spinosa tương đối cao.
Thời xưa, việc chiết xuất dầu Argan tiến hành bằng phương pháp thủ công. Ngày nay, người ta chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh, công nghiệp hóa nhưng vẫn có một số giai đoạn như tách hạt phải làm thủ công.
Propanediol là gì?
Propanediol (hay 1,3-propanediol) là một glycol, công thức hóa học là C3H8O2. Propanediol tồn tại ở dạng lỏng, trong suốt, có mùi đặc trưng nhẹ, tan trong nước.
Là chất giữ ẩm tự nhiên cho da, Propanediol có khả năng thúc đẩy hoạt động của chất bảo quản trong công thức mỹ phẩm, làm giảm bớt lượng chất bảo quản.

Propanediol được sản xuất bằng công nghệ lên men từ đường ngô. Nhờ khá nhạy bén và hoạt động ổn định bền vững trong đa dạng điều kiện môi trường, Propanediol được dùng thay thế các loại chất glycols có nguồn gốc từ dầu mỏ không tốt cho da (chẳng hạn như propylene glycol, butylenes glycol hoặc glycerin trong công thức).
Chúng ta dễ dàng tìm thấy propanediol trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân: Kem dưỡng da, sữa rửa mặt, toner và các sản phẩm khác. Trong chăm sóc da, propanediol hoạt động như một dung môi, chất giữ ẩm, chất làm mềm.
Điều chế sản xuất Propanediol
Propylene glycol là một sản phẩm tổng hợp thu được từ quá trình hydrat hóa propylene oxide từ các sản phẩm dầu mỏ.
Propanediol có thể được sản xuất từ propylene oxide nhưng phương pháp sản xuất tự nhiên từ ngô đang được ưu tiên ở những công ty sản xuất mỹ phẩm sạch.
Quy trình sản xuất từ ngô như sau: Thu hoạch và làm khô hạt ngô, sau đó để vỏ ngô mềm hơn người ta đem ngâm chúng vào nước ấm/acid nhẹ. Tiếp theo sẽ tiến hành tách tinh bột ra khỏi protein, đường thu được từ bột protein chính là nguyên liệu thô của propanediol. Cuối cùng, thêm vi sinh vật vào propanediol thô. Quá trình lên men kết thúc, propanediol được tinh chế và tinh luyện.
So với quy trình hóa dầu thông thường thì sản xuất propanediol từ ngô có hiệu quả năng lượng cao hơn, không gây hại môi trường. Ngoài ra, quy trình này cũng ít tốn kém chi phí vận hành hơn, tính bền vững cũng cao hơn do nguyên liệu ngô có thể tái tạo dễ dàng.
Nitrous acid là gì?
Nitrous acid (công thức phân tử HNO2), một hợp chất không bền, có tính axit yếu, chỉ được điều chế ở dạng dung dịch loãng, nguội. Nó rất hữu ích trong hóa học trong việc chuyển đổi các amin thành các hợp chất diazonium, được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm azo. Nó thường được điều chế bằng cách axit hóa dung dịch của một trong các muối của nó, các muối nitrit, bền hơn.
Nitrous acid có công thức phân tử HNO2
Nitrous acid phân hủy thành oxit nitric, NO và axit nitric, HNO3. Nó có thể phản ứng như một chất oxy hóa hoặc chất khử; nghĩa là, nguyên tử nitơ của nó có thể được hoặc mất electron trong phản ứng với các chất khác. Axit nitơ, ví dụ, oxy hóa ion iotua thành iot nguyên tố nhưng khử brom thành ion bromua.
Nitrous acid là một axit yếu và đơn chức chỉ được biết trong dung dịch, ở pha khí và ở dạng nitrit (NO−2) muối. Axit nitơ được sử dụng để tạo ra muối diazonium từ các amin. Các muối diazonium tạo thành là thuốc thử trong phản ứng ghép nối azo để tạo ra thuốc nhuộm azo.
Tính chất hóa học của axit nitơ - HNO2
Nó có tính axit mạnh, cực kỳ dễ bay hơi và bốc khói dày đặc; sôi ở nhiệt độ thấp 82oC và khối lượng riêng là 1,45.
Ở trạng thái hơi, axit nitơ không thay đổi do tác dụng của nhiệt, nhưng khi trộn với nước sẽ xảy ra hiện tượng sủi bọt cùng với sự phát triển của khí nitơ.
Axit nitơ ở trạng thái bốc khói là hoàn toàn không mong muốn nhưng hỗ trợ quá trình đốt cháy phốt pho hoặc than củi, khi chúng được đưa vào nó ở trạng thái cháy.
Sự phân hủy
Nitrous acid dạng khí, hiếm khi gặp, phân hủy thành nitơ đioxit, oxit nitric và nước:
2 HNO2 → NO2 + NO + H2O
Trong các dung dịch ấm hoặc đậm đặc, phản ứng tổng thể tạo ra axit nitric, nước và oxit nitric:
3 HNO2 → HNO3 + 2 NO + H2O
Nitrous acid sau đó có thể bị oxy hóa lại trong không khí thành axit nitric, tạo ra phản ứng tổng thể:
2 HNO2 + O2 → 2 HNO3
Quá trình oxy hóa khử
Với ion I− và Fe2 +, NO được tạo thành:
2 HNO2 + 2 KI + 2 H2SO4 → I2 + 2 NO + 2 H2O + 2 K2SO4
2 HNO2 + 2 FeSO4 + 2 H2SO4 → Fe2 (SO4) 3 + 2 NO + 2 H2O + K2SO4
Với ion Sn2 +, N2O được tạo thành:
2 HNO2 + 6 HCl + 2 SnCl2 → 2 SnCl4 + N2O + 3 H2O + 2 KCl
Với khí SO2, NH2OH được tạo thành:
2 HNO2 + 6 H2O + 4 SO2 → 3 H2SO4 + K2SO4 + 2 NH2OH
Với Zn trong dung dịch kiềm, NH3 được tạo thành:
5 H2O + KNO2 + 3 Zn → NH3 + KOH + 3 Zn (OH) 2
Quá trình oxy hóa bằng Nitrous acid có sự kiểm soát động học so với sự kiểm soát nhiệt động lực học, điều này được minh họa rõ nhất rằng axit nitơ loãng có thể oxy hóa I− thành I2, nhưng axit nitric loãng thì không thể.
Điều chế sản xuất Nitrous acid
Nitrous acid thường được tạo ra bằng cách axit hóa dung dịch nước của natri nitrit với một axit khoáng. Quá trình axit hóa thường được tiến hành ở nhiệt độ nước đá, và HNO2 được tiêu thụ tại chỗ. Axit nitơ tự do không ổn định và bị phân hủy nhanh chóng.
Nitrous acid (HNO2): Một axit yếu chỉ tồn tại trong dung dịch. Nó có thể tạo thành nitrit hòa tan trong nước và các este ổn định.
Nitrous acid cũng có thể được sản xuất bằng cách hòa tan dinitơ trioxit trong nước theo phương trình: N2O3 + H2O → 2 HNO2
Cơ chế hoạt động Nitrous acid
Nitrous acid là chất có tính chất oxy hóa khử, là chất phân hủy tạo ra được các sản phẩm ứng dụng được trong đời sống.
Methylparaben là gì?
Methylparaben là một trong những dẫn chất của paraben, có dạng các chuỗi ngắn, công thức hóa học là CH3 (C6H4 (OH) COO). Methylparaben có thể hòa tan trong nước, được da và cơ quan tiêu hóa hấp thụ dễ dàng.
Trong các loại sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân, Methylparaben là thành phần quen thuộc, giữ vai trò làm chất bảo quản để giúp làm tăng thời hạn sử dụng cho sản phẩm.
Methylparaben thường được nhà sản xuất ưu tiên bổ sung vào công thức sản phẩm serum và kem dưỡng da cùng với các paraben khác như butylparaben và propylparaben. Tuy nhiên, nhiều trường hợp Methylparaben được sử dụng độc lập nhờ vào đặc tính riêng biệt của nó.

Song song với những lợi ích mang lại, Methylparaben cũng là thành phần làm dấy lên nhiều lo ngại về tính an toàn cùng những tác dụng phụ của nó gây ra. Có thông tin cho rằng methylparaben có thể làm tăng nguy cơ ung thư mặc dù FDA và các nhà nghiên cứu cho đến nay chưa tìm thấy bằng chứng thuyết phục. Vì thế, hiện tại, Methylparaben vẫn được đánh giá là an toàn khi dùng trong mỹ phẩm, thực phẩm hoặc thuốc.
Tuy nhiên, nếu sử dụng vượt quá mức khuyến nghị, Methylparaben có thể gây hại ở mức thấp hoặc trung bình gây ra những phản ứng dị ứng). Methylparaben được xác định dùng với nồng độ 0,05 - 0,25% gần như không gây tác hại nào.
Cơ quan FDA đưa ra yêu cầu nhà sản xuất phải liệt kê cụ thể thành phần methylparaben cũng như các paraben khác nếu chúng có mặt trong bảng thành phần của sản phẩm. Do đó, người tiêu dùng sẽ dễ biết sản phẩm mình dự định mua có chứa methylparaben hay không bằng cách kiểm tra thông tin có trên nhãn/bao bì sản phẩm.
Isopropyl Alcohol là gì?
Isopropyl Alcohol (IPA) là một loại cồn hóa học không màu, dễ cháy, hơi ngọt và có mùi hắc nhẹ được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Isopropanol, cồn, 2-Propanol, Propan-2-ol. Isopropyl Alcohol có công thức hóa học là CH3CHOHCH3 (C3H8O), còn được gọi là cồn tẩy rửa.
Công thức hóa học của Isopropyl Alcohol
Đối với phái đẹp, Isopropyl Alcohol là thành phần quen thuộc xuất hiện trong nhiều mỹ phẩm chăm sóc da. Trong mỹ phẩm, Isopropyl Alcohol đóng vai trò là dung môi hòa tan dưỡng chất đem lại kết cấu nhẹ mềm cho mỹ phẩm, đồng thời sát khuẩn, làm sạch cho da khô thoáng, se khít lỗ chân lông, tăng khả năng thẩm thấu, hấp thụ dưỡng chất của da; hoặc thành phần giúp bảo quản mỹ phẩm khỏi những xâm nhập của vi khuẩn, tăng tuổi thọ cho các sản phẩm mỹ phẩm.
Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2003 được công bố cho thấy khi tiếp xúc thường xuyên với các sản phẩm có cồn tẩy rửa có thể gây hại cho da vì làm cho da mất đi khả năng ngăn nước. Từ đó, chất tẩy rửa thâm nhập vào sâu bên trong ăn mòn các lớp bề mặt của da. Cồn tẩy rửa cũng phá huỷ các chất dưỡng trong da, những chất tự nhiên làm dịu và chất bảo vệ da chống lại những ảnh hưởng xấu từ môi trường.
Isopropyl Alcohol bảo vệ da chống lại những ảnh hưởng xấu từ môi trường
Thành phần gây hại thường được nhắc tới là cồn khô (alcohol denat hay ethanol). Ethanol giống như cồn bia rượu. Lí do thành phần này chịu khá nhiều tiếng xấu là do cả ethanol và alcohol denat khi sử dụng với số lượng lớn đều khiến tế bào sinh ra gốc tự do, gây lão hoá tế bào. Do đặc tính hút ẩm, ethanol rút nước, khiến da khô, nẻ, mất đi độ ẩm do lớp dầu tự nhiên bị phá huỷ. Điều này cũng xảy ra tương tự với các mỹ phẩm chứa alcohol denat và các loại alcohol khác.
Isopropyl Alcohol trong mỹ phẩm bao gồm 2 loại:
Cồn béo - Fatty Alcohol hay Emollient Alcohols: Gồm Cetearyl Alcohol, Stearyl Alcohol, Myristyl Alcohol, Acetylated Lanolin Alcohol, Lanolin Alcohol, Arachidyl Alcohol, Behenyl Alcohol. Chúng được gọi là cồn béo hay cồn tốt vì không gây kích ứng da mà giúp cân bằng độ ẩm cũng như giúp da mềm, mịn.
Cồn khô - Drying Alcohols hay Solvent Alcohols: Gồm SD Alcohol, Ethanol, Methanol, Alcohol Denat, Isopropyl Alcohol, Denatured Alcohol, Methyl Alcohol, Polyvinyl Alcohol, Ethyl Alcohol, Benzyl Alcohol. Những loại này còn được gọi là cồn khô hay cồn xấu. Chúng có khả năng khử trùng, chống khuẩn, 1 số chính là loại được dùng trong y học.
Điều chế và sản xuất Isopropyl Alcohol
Isopropyl Alcohol được điều chế bằng 3 phương pháp hydro hóa:
Hydro hóa trực tiếp: Sử dụng Propence hidrate hóa trực tiếp với nước, ở dạng lỏng hoặc dạng khí. Điều kiện xảy ra phản ứng là có áp suất và chất xúc tác của chất rắn hay axit hỗ trợ.
Hydro hóa gián tiếp: Propen phản ứng với axit sunfuric tạo thành hỗn hợp Este sunfat, sau đó thủy phân bằng cách chưng cất để tạo ra Isopropyl Alcohol.
Hydro hóa acetone: Acetone thô được hydro hóa trong pha lỏng trên niken Raney hoặc hỗn hợp đồng và oxit crom để tạo thành cồn IPA.
Cơ chế hoạt động của Isopropyl Alcohol
Isopropyl Alcohol có khả năng rửa sạch keo dính, dầu mỡ hay sơn bám trên bề mặt. Isopropyl Alcohol làm phân hủy chất béo và ADN vì thế Isopropyl Alcohol còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm để loại bỏ ADN khỏi các mô trong phân tích gen.
Acid chlorogenic là gì?
Acid chlorogenic là một sản phẩm tự nhiên phenolic, thành phần này được phân lập từ trái và lá của cây dicotyledonous, hạt cà phê, ulmoides eucommia, cây kim ngân hoa. Cấu trúc của thành phần axit chlorogenic là este của axit caffeic với nhóm axit quinic 3-hydroxyl, là một hợp chất phenolic chính trong cà phê xanh. Từ lâu hợp chất này được gọi là chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình giải phóng glucose vào máu sau khi ăn.

Chlorogenic acid là một trong những nguyên nhân gây ra vị đắng trong cà phê, nó còn nhiều điều liên quan đến sức khỏe của chúng ta.
Trong quá trình rang cà phê, do thay đổi nhiệt hình thành lactones chlorogenic góp phần nâng cao vị đắng. Nếu hàm lượng chlorogenic acid trong cà phê xanh cao tạo nên mùi không mong muốn của cà phê, vì trong quá trình rang các chất tạo thành oxy hóa.
Điều chế sản xuất
Có một số nghiên cứu tại Việt Nam về tách chiết acid chlorogenic từ cà phê nhân (cà phê xanh) tuy nhiên còn nhỏ lẻ chưa được đưa vào sản xuất. Đây là hướng nghiên cứu mới về thu nhận acid chlorogenic dùng sản xuất thực phẩm chức năng từ cà phê nhân. Ở Việt Nam có thế mạnh về nguyên liệu cà phê. Nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng trong phòng tránh nguy cơ béo phì cũng khá lớn. Vì vậy nhu cầu phát triển sản phẩm đặc biệt này là cấp bách. Vì vậy, đề tài xây dựng quy trình công nghệ, mô hình thiết bị để sản xuất acid chlorogenic từ hạt cà phê xanh bằng công nghệ lên men được quan tâm. Từ đó đưa ứng dụng này sản xuất thực phẩm chức năng, đẩy mạnh kinh tế và đa dạng hóa sản phẩm từ cà phê, nguồn nguyên liệu phong phú của Việt Nam.
Quy trình công nghệ tách chiết, thu nhận acid chlorogenic từ hạt cà phê xanh đã được xây dựng với độ tinh sạch 90%, hiệu suất đạt 1,2%. Mô hình công nghệ, thiết bị sản xuất acid chlorogenic phòng thí nghiệm quy mô 5kg nguyên liệu/mẻ và quy mô 300kg nguyên liệu/mẻ đã được xây dựng.
Cơ chế hoạt động
Acid chlorogenic là sản phẩm của acid caffeic, hay chính xác hơn là este của nó, cũng chứa đồng phân lập thể của acid quinic. Thành phần này được chiết xuất từ cà phê xanh bằng cách sử dụng ethanol. Acid chlorogenic cũng có thể được tổng hợp từ cinnamic và acid quinic.
Octocrylene là gì?
Octocrylene là một hợp chất hữu cơ, dẫn xuất của Benzophenone. Octocrylene tồn tại ở dạng lỏng, sền sệt, không màu, có khả năng tan trong dầu.
Trong mỹ phẩm chăm sóc da, Octocrylene là chất ổn định, đồng thời còn mang lại tác dụng chống nắng. Các nhà sản xuất bổ sung Octocrylene vào công thức sản phẩm chống nắng là nhờ vào khả năng trung hòa, phản xạ tia UV có trong ánh nắng mặt trời của chất này. Từ đó giúp bảo vệ da cũng như hạn chế đến mức thấp nhất các tác hại lên da khi đi ngoài nắng trong thời gian dài.

Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng kết hợp Octocrylene cùng với Avobenzone – một chất chống nắng thế hệ cũ và khá không ổn định nhằm mục đích giúp ổn định và tăng cường khả năng chống nắng của Avobenzone.
Như chúng ta đều biết, những thành phần chống nắng hóa học thường kém bền; tuy nhiên, với thành phần chống nắng Octocrylene lại không như thế. Octocrylene chống nắng rất bền (dù hiệu quả chống nắng thấp hơn các thành phần khác) nên nó có tác dụng rất tốt trong việc ổn định và cải thiện mức độ phủ da của các thành phần chống nắng khác. Đó là lý do vì sao có sự kết hợp giữa Octocrylene và Avobenzone để tăng hiệu quả.
Ngoài ra, Octocrylene còn có công dụng của một chất làm mềm, giúp làm tăng khả năng hydrat hóa tế bào. Đây là một ưu điểm của Octocrylene do khi sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần sẽ giảm được nguy cơ gây khô da cũng như giảm tỷ lệ kích ứng da.

Một lợi thế khác nữa của hoạt chất Octocrylene là thành phần này có khả năng kết hợp với nhiều loại dầu khác. Chính vì đặc tính này mà Octocrylene được dùng như một chất nhũ hóa, giúp giữ ổn định và hòa trộn những thành phần khác. Đây chính là lý do các sản phẩm chống nắng hóa học có chứa Octocrylene, thường được bổ sung nhiều tác dụng khác.
Nhìn chung, Octocrylene được đánh giá cao đối với việc chăm sóc và bảo vệ làn da người sử dụng. Thành phần này đã được phê duyệt an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm trên phạm vi toàn cầu. Chính vì thế, chúng ta có thể tìm thấy Octocrylene trong các sản phẩm chống nắng cũng như rất dòng sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân khác.
Cơ chế hoạt động của Octocrylene
Octocrylene hay các thành phần chống nắng khác (oxybenzone, avobenzone, octisalate, homosalate, octinoxate) trong kem chống nắng đều có cơ chế hoạt động giống như một miếng bọt biển, hấp thụ các tia nắng mặt trời. Những loại kem chống nắng này có xu hướng dễ thoa vào da hơn mà không để lại cặn trắng.
Pepsin là gì?
Pepsin là enzyme có tác dụng phân hủy trực tiếp protein thành các peptide nhỏ hơn (protease). Được sản xuất trong dạ dày, pepsin là enzym tiêu hóa chính trong hệ thống tiêu hóa của chúng ta, giúp tiêu hóa protein từ thức ăn.
Cùng với chymotrypsin và trypsin, pepsin đảm nhận vai trò cắt đứt liên kết giữa các axit amin, đồng thời phá vỡ các cấu trúc protein thức ăn thành các phần nhỏ hơn để ruột non có thể hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn. Pepsin hoạt động rất hiệu quả khi cắt các liên kết peptide kỵ nước với axit amin thơm (phenylalanine, tryptophan và tyrosine).

Năm 1836, pepsin được phát hiện bởi nhà tế bào học, mô học, sinh lý học người Đức Theodor Schwann. Tên gọi pepsin được đặt theo tiếng Hy Lạp của từ πέψις pepsis, nghĩa là "tiêu hóa". Về sau, các nhà khoa học bắt đầu khám phá ra nhiều hợp chất sinh hóa mới, trong đó có pepsin - một chất có tính axit chuyển đổi thức ăn dạng nitơ dựa vào vật liệu hòa tan trong nước.
Năm 1928, pepsin là enzyme đầu tiên được kết tinh protein khi John H. Northrop tinh chế dùng trong lọc máu, lọc nước và làm mát.
Pepsin được biểu hiện như một zymogen gọi là pepsinogen, có cấu trúc chính với 44 axit amin được bổ sung vào. Zymogen này được kích hoạt bằng axit hydrochloric (HCl), được thoát ra từ các tế bào thành trong niêm mạc dạ dày. Các hormone gastrin và dây thần kinh phế vị kích thích pepsinogen và HCl tiết ra từ dạ dày khi thức ăn được tiêu hóa. Axit clohidric làm cho môi trường dạ dày có tính axit, cho phép pepsinogen được kích hoạt và tách riêng trong một chất xúc tác riêng do đó tạo thành các pepsin hoạt động. Như vậy, tiền thân của pepsin chính là pepsinogen.
Trong môi trường axit, pepsin hoạt động ổn định trong khoảng từ 37°C-42°C, hoạt động mạnh nhất trong dạ dày ở độ pH 1,5-2. Việc bảo quản pepsin nên ở nhiệt độ từ -80°C và - 20°C để ngăn chặn autolysis (tự tiêu hóa).
Điều chế sản xuất pepsin
Pepsin thương mại được tách từ lớp tuyến tiết dạ dày lợn, là thành phần của men dịch vị được sử dụng để đông sữa trong khi sản xuất pho mát.

Cơ chế hoạt động
Pepsin có nhiệm vụ phân hủy protein thành acid amin và peptide. Tiếp đó, pepsin lại hoạt động để phá vỡ các liên kết peptit giữa acid amin với chuỗi bên kỵ nước trong Polypeptide.
Với cùng cách thức, chúng làm thay đổi chiều dài chuỗi Polypeptide thành các Polypeptide ngắn để quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra nhanh hơn, từ đó làm giảm thiểu kích thích dạ dày.
Lipid là gì?
Lipid hay còn gọi là chất béo là những este giữa acid béo và alcol. Nó là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của con người. Lipid được tìm thấy ở cả thực vật và động vật. Bơ thực vật, dầu tinh luyện, shortening, đậu nành, đậu lạc, vừng... đều có lipid. Trong các loại trứng, thịt, cá, thuỷ sản... có nhiều lipid. Lipid thu được từ động vật gọi là mỡ, thu được từ thực vật gọi là dầu.

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, trẻ em ở mức tiểu học thì năng lượng do lipid cung cấp cần phải đạt khoảng 30% nhu cầu năng lượng của cơ thể. Nên sử dụng lipid có nguồn gốc thực vật nên chiếm khoảng 50%. Tổng số lipid và acid béo no không được phép vượt quá 11% năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày.
Lipid có rất nhiều loại ở thực phẩm như: Phosphorlipid, triglycerid, cholesterol, glycolipid, lipoprotein và sáp. Có 2 nhóm chính là: Lipid đơn giản cấu tạo bao gồm hydro (H), carbon (C), oxy (O) và Lipid phức tạp có tạo phức ngoài C, H, O còn có các thành phần khác như P, S…
Điều chế sản xuất
Cơ quan lipid là bào quan giàu lipid. Người ta có thể điều chỉnh việc dự trữ lipid trung tính làm nguồn năng lượng trong cơ thể. Các giọt lipid là một cách tiếp cận hiệu quả để hiểu động lực học lipid trong vi tảo.
Nghiên cứu này khám phá các điều kiện môi trường cần thiết để tạo ra lipid ở loài vi tảo Euglena gracilis như là thành phần chức năng sinh học sử dụng fluorogen phát xạ gây ra sự kết hợp lipid cụ thể, DPAS (C 20 H 16 N 2 O), và so sánh nó với phương pháp nhuộm lipid thương mại thăm dò BODIPY để hình dung quá trình sản xuất lipid in vivo.
Những nghiệm thức nghiên cứu để sản xuất lipid, môi trường Cramer – Myers biến tính (MCM), MCM không có nitơ (-), MCM không có nitơ (-) và canxi (-), MCM không có nitơ (-) và canxi (-), nhưng với glucose (+), MCM không có nitơ (-) và canxi (-), nhưng với glucose (+).
Chiếu sáng liên tục với tốc độ 70mmol photon trên m −2 s −1 ở tất cả các nghiệm thức ngoại trừ không có ánh sáng đối với xử lý 5. Các giọt lipid riêng biệt được gắn nhãn DPAS và được phát hiện bằng kính hiển vi tiêu điểm và phép đo tế bào dòng chảy để làm rõ sự hiểu biết về cơ chế làm giàu lipid trong các điều kiện khác nhau.
Nghiệm thức 1 cho thấy sản xuất lipid thấp ở E. gracilistrong điều kiện tự dưỡng, DPAS được hưởng lợi từ tín hiệu nền rất thấp. Nó nhạy hơn BODIPY đối với các phép đo huỳnh quang in vivo bán định lượng.
Đồng nhuộm với sự hiện diện của BODIPY và chất diệp lục cũng chỉ ra rằng DPAS thích hợp để tạo ảnh đa sắc với các fluorophores đỏ và xanh lục. Các nghiên cứu chứng minh DPAS là một fluorophore tương thích sinh học và quang ổn hiệu quả cao để hình dung nhanh và nhạy các giọt lipid.
Người ta dùng phương pháp nhuộm này để sàng lọc vi tảo có tiềm năng tạo ra các giọt lipid. Nó như một chất bổ sung sức khỏe cho con người.
Cơ chế hoạt động
Lipid được tiêu hóa trong cơ thể chúng ta theo con đường tiêu hóa. Quá trình diễn ra theo thứ tự bắt đầu ở khoang miệng đến dạ dày và ruột. Chuyển hóa lipid là quá trình phá vỡ các chất béo trung tính thành những đơn vị monoglyceride nhỏ hơn với sự trợ giúp của các enzyme lipase.
Quá trình tiêu hóa được bắt đầu từ khoang miệng tiêu hóa hóa học bằng enzym lipase được tiết ra trong tuyến nước bọt. Thức ăn được đưa vào miệng nghiền nát, nhào trộn thức ăn với nước bọt để dễ nuốt. Dù được nuốt nhưng Lipase không thể phá vỡ được cholesterol. Khi nuốt nó vẫn còn nguyên vẹn cho đến khi đi vào các tế bào biểu mô của ruột non. Lipid di chuyển xuống dạ dày và biến đổi hóa học lipase của dạ dày,. Lúc này, quá trình biến đổi cơ học mới bắt đầu.
Việc tiêu hóa và hấp thu chỉ xảy ra khi một chất béo đi tới vị trí của ruột non, lipase phụ thuộc muối mật và lipase tụy là chất tiết từ tuyến tụy được tiết vào ruột non nhằm giúp phân hủy chất béo trung tính cùng với quá trình biến đổi cơ học. Để có thể hấp thu vào tế bào biểu mô ruột non, Lipid được biến đổi cho đến khi chúng trở thành những đơn vị acid béo riêng lẻ. Lúc này, Lipase tuyến tụy có chức năng báo hiệu sự thủy phân chất béo trung tính thành các glycerol và acid béo tự do.

Để hấp thu được lipid nó diễn ra theo 2 con đường mạch máu và hệ bạch huyết. Lipid được tổng hợp tại gan và chuyển hóa đồng thời cũng được hấp thu vào cơ thể, lipase từ dịch tụy và tế bào niêm mạc ruột non phân hủy chất béo thành glycerol, monoglyceride và các acid béo. Các đơn vị chất béo được hấp thu tại ruột là Glycerol, monoglyceride, acid béo, cholesterol và phospholipid.
Chất béo sẽ có cách hấp thu khác nhau tùy theo từng loại. Acid béo chuỗi ngắn C2-C5, acid béo chuỗi trung bình (C6-C12) và glycerol trực tiếp hấp thu vào tế bào rồi đi vào thẳng hệ tĩnh mạch cửa. Acid béo chuỗi dài và monoglyceride được kết hợp với mật thành những hạt micelle mới hấp thu vào trong tế bào ruột và được tái tổ hợp thành triglyceride.
Quá trình hấp thu chất béo trong cơ thể bao gồm phospholipid và cholesterol. Nó có hiệu suất hấp thu thấp chỉ từ 20-40% có thể trực tiếp hấp thu vào trong tế bào ruột. Các chất béo bao gồm cholesterol, phosphorlipid và triglyceride mới trong lòng tế bào ruột non được đóng gói thành những chylomicron. Sau đó, chất béo mới đổ vào hệ bạch huyết.
Quá trình tiêu hóa và hấp thu lipid rất phức tạp. Tại thực quản và dạ dày, thức ăn qua nhanh không biến đổi, khi xuống tới ruột non biến đổi hóa học thành acid béo và glixerin nhờ enzime lipase. Chất béo được tổng hợp và chuyển hóa tại gan. Tại đây lipid cũng đã được hấp thu vào cơ thể và lượng dư thừa sẽ bị thải ra ngoài qua phân.
Acrylates Copolymer là gì?
Acrylates Copolymer là một loại polyme của chất đồng trùng hợp carboxyl hóa acrylic có trọng lượng phân tử cao. Thuộc hợp chất cao phân tử kỵ nước, Acrylates Copolymer thường được sử dụng với vai trò chống thấm trong mỹ phẩm. Acrylates Copolymer tồn tại ở dạng bột mịn, màu trắng, tan trong dầu.

Sự an toàn của Acrylates Copolymer có chứa monome axit acrylic đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR). Acrylates Copolymer là chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Cơ chế hoạt động của Acrylates Copolymer
Acrylates Copolymer có khả năng hấp thụ sự bài tiết của da, do vậy giảm bớt độ bóng của da và tạo ra bề mặt da được cải thiện cho việc trang điểm. Thành phần này cũng tạo cảm giác dễ chịu với các chất dùng trong mỹ phẩm và giúp giảm bớt bất kì cảm giác nhờn của sản phẩm mang lại.
Sản phẩm liên quan











